Các công cụ không thể thiếu đối với những ai săn mua tên miền đẹp

I. Săn tên miền

1. Kiểm tra Lịch sử của tên miền: Archive Wayback Machine www.archive.org
Xem tên miền được đăng ký chính xác vào ngày nào, nó đã trải qua những giai đoạn gì, đã phát triển hay chưa. Rất cần thiết khi mua tên miền dù là đầu tư hay phát triển website.
2. Kiểm tra xem tên miền có bị ban bởi Google hay không
Dùng dòng lệnh sau: https://api.bodis.com/domainclassification?domain=tenmien.com
copy dán vào trình duyệt hoặc CLICK vào cũng được, thay tenmien.com bằng tên miền mà bạn muốn kiểm tra.
Ví dụ: mình muốn kiểm tra tên miền eDomainName.net thì như sau:
https://api.bodis.com/domainclassification?domain=eDomainName.net
+ Trường hợp 1: Nó hiện ra như thế này là ngon
<?xml version=”1.0″ encoding=”UTF-8″ ?>
– <response>
– <metadata>
<iserror>false</iserror>
<responsetime>203ms</responsetime>
</metadata>
– <classification>
<bodisadvertisements>primary</bodisadvertisements>
</classification>
</response>
Chú ý chỗ Primary
+ Trường hợp 2: Chỗ primary nó hiện thành Secondary là thôi rồi.
Nếu bạn dùng Google Banned Checker Tool – iWEBTOOL.com để kiểm tra thì không chính xác đâu, khi kiểm tra thì ngon, mua về parking là vỡ mặt. Quảng cáo không hiện ra, park cả năm không kiếm được $1 đâu.
Chỉ có cách trên là chính xác 100%, kinh nghiệm xương máu của mình bị dính mấy tên miền rồi.
Thử để biết: tên miền bị ban đây A-TT.COM
3. Kiểm tra Backlink
https://majesticseo.com/
Công cụ này khá hữu ích, nó cho biết tên miền có bao nhiêu backlink, lịch sử hình thành, những backlink nào là chất lượng, và đến từ nước nào. Cài này dùng để kiểm tra tổng quan thôi.
Còn chi tiết thì dùng em này: Backlinks Checker Tool – Backlink Watch
Kết hợp 2 công cụ này, ta sẽ có một cái nhìn tổng quan, xem tên miền này nếu mua để park thì có kiếm được tiền không. Nếu mà backlink toàn tiếng China với tiếng Phạn, tiếng Đức thì thôi, bỏ qua nhé ! Đừng ham nhiều, nhiều mà China là cũng vỡ mặt.
4. Kiểm tra Arconym ( Viết tắt)
https://www.acronymfinder.com
rất hữu ích đấy, ví dụ muốn kiểm tra mmel là viết tắt của cái gì để mà còn nhắm đến mà bán tên miền chứ. Giả sử 4 ký tự .NET mà không thấy viết tắt của cái gì cả thì cũng khó bán đấy :)
Bữa nay các công ty Tây dùng tên viết tắt rất nhiều, nên nó là một công cụ không thể thiếu.

II. Mua bán tên miền

Mình xin giới thiệu với các bạn những sàn giao dịch tên miền tốt nhất. Nơi bạn có thể bán tên miền của mình, hoặc săn những tên miền tiềm năng giá rẻ để bán lại hoặc phát triển.
mua ban ten mien
1. Sedo.com

Đây là sàn giao dịch tên miền sôi động nhất. Tuy nhiên để bán được tên miền ở đây cũng hơi khó.
Bạn có thể parking tên miền ở đây trong khi chờ bán.
Tên miền đăng bán ở đây bạn có thể thiết lập 2 chế độ là : Buy Now hoặc Make Offer.
Tốt nhất nên để ở chế độ Make Offer, vì nếu có khách hàng quan tâm họ sẽ trả giá. Lúc đó, nếu bạn đồng ý, thì sàn Sedo sẽ đưa tên miền của bạn lên đấu giá 7 ngày, nếu ai trả giá cao hơn thì bán cho người đó, không thì bán cho người Offer đầu tiên. Chi phí cho giao dịch tên miền ở sàn này là 20%, tối thiểu là $50. Nên những tên nào mà bạn đăng bán ở $60 thì chỉ thu về có $10- nhớ lưu ý điểm này.
Hàng tháng bạn có thể chọn 5 tên miền tốt nhất của mình để gửi cho nó xem xét đưa lên đấu giá. Tuy nhiên, ông này khá trời ơi ở điểm này. Có nhiều người gởi tên miền rất đẹp mà nó từ chối, trong khi có tháng nó chọn những tên miền xấu và rất xấu. Đó là nhận xét chung của nhiều người.
2. Afternic.com

Sàn này không hề thua kém Sedo là bao. Giao diện của nó thì lại rất đẹp.
Nó cùng với Sedo.com là hai bá chủ của nền công nghiệp tên miền.
3. Bido.com

Sàn này giao dịch khá nhộn nhịp cho những tên miền giá rẻ, bạn đăng ký một tài khoản, đăng tên miền của mình lên để đấu giá. Muốn được đấu giá tên miền phải có đủ 10 votes bình chọn. Nghĩa là sàn này đấu giá những tên miền mà mọi người đều quan tâm. Thế nên muốn được đấu giá tên của bạn phải khá và giá cả phù hợp. Nếu bạn không có đủ vote thì hạ giá xuống, nó sẽ reset lại 30 ngày-tên miền của bạn có 30 ngày để chờ vote. Nếu không bạn có thể mua thẳng credit để lên đấu giá mà không cần vote, giá mối lần là $8 cho một tên miền.
4. AfterMarket.com

Một sàn giao dịch các tên miền nữa mà các bạn có thể tham gia.
Sàn này có một ưu điểm, chẳng cần vote, bạn cứ đưa tên miền lên đấu giá. Đấu giá không có người mua lại có thể thiết lập lại để đấu giá tiếp. Tuy nhiên, giao dịch ở đây hơi ít.
5. BrandBucket.com

Sàn này mới thành lập, do các domainer nước ngoài tự mở ra.
Họ chuyên giao dịch các tên miền 5 ký tự .COM hoặc những tên miền ngắn có khả năng thành thương hiệu được.
Đây là một sàn mới nhưng rất thành công với các tên miền 5 ký tự. Họ là những người có tài trong việc tìm kiếm End-user cho các tên miền này.
bạn có thể mở một tài khoản ở đây, add các tên miền vào để họ xét duyệt.
Những tên họ duyệt rồi, thì họ sẽ thiết kế 1 logo cho nó và đăng bán ở đây.
Lưu ý: tên miền ngắn, có khả năng thành thương hiệu, không chứa ký tự sô, phải là .COM mới được chấp nhận ở đây.

4 thoughts on “Các công cụ không thể thiếu đối với những ai săn mua tên miền đẹp”

  1. Cảm ơn bạn đã chia sẻ, mình sẽ mần từ từ :), tuy nhiên mình có vấn đề như thế này:

    – Với cách kiểm tra domain bị ban của bạn chưa chính xác hay sao đó, vì mình có 2 link biết chắc bị vào sandbox rồi mà k hiểu vì sao luôn, 1 cái mua mới :vietlink.info thì cái này người khác mua có thể nó bị từ trước. còn cái này mình mua : nhansac.info thì ban đầu nó index bình thường nhưng một thời gian sau thì bị vào sandbox mà không rõ nguyên nhân vì mình mới chỉ đăng vài bài và đặt nó trên blogspot, kết quả là blog bị xóa còn domain thì ra đảo.

    – Mình cũng thích săn domain có pr đẹp, nghĩa thì hên xui có domain dc cả hai thì lại ít tuổi cái tuổi đẹp, pr đẹp thì lại xáu nghĩa, haizzz nên săn là thù vui thôi chứ chưa biết bán thế nào :p :lol:

    1. Công cụ đa phần chỉ mang tính tương đối thôi, còn lại phải là kinh nghiệm và sử dụng kết hợp các công cụ lại với nhau mới mang lại kết quả tốt nhất.
      Mình thấy bạn thích các domain .info nhỉ, :lol: mình thì chỉ thích domain .com thôi vì nếu tự mình xây dựng, hoặc sau này ko dùng nữa bán đi thì .com vẫn có giá hơn.

  2. Cái cách này của bạn vẫn là một trong những cách mà mình vẫn thường dùng, nhưng đôi khi chúng ta sẽ biến tấu đi đôi chút để mang lại giá trị cao hơn. Nhưng đừng vì thế mà chém giết nhau trên thương trường đầu cơ domain chứ nhỉ ? Dạo này nhà nhà điều đầu cơ tên miền hết ta . … Ít thì vài trăm domain còn nhiều thì cả ngàn domain, cứ nghĩ tới mỗi tháng gia hạn cả trăm domain là biết bao nhiêu rồi, mà cũng chỉ nghĩ mỗi tháng bán được vài chục domain giá vài ngàn USD là lời bao nhiêu rồi ? Tâm Gà Search Box

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *